Thiết kế nội thất Times City - Bí quyết hoàn thiện nội thất chung cư.

Tủ thuốc gia đình cho gia đình có con nhỏ

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Tủ thuốc gia đình cho gia đình có con nhỏ

Tủ thuốc gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những gia đình có con nhỏ bởi trẻ em là đối tượng rất dễ đổ bệnh. Một chiếc tủ thuốc đầy đủ dụng cụ y tế và thuốc như thế này chắc chắn sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của các bé.
     1.      Nhiệt kế
Nhiệt kế là dụng cụ y tế không thể thiếu trong tủ thuốc của những gia đình có con nhỏ, nhờ nhiệt kế mà các mẹ có thể xác định được độ sốt của bé và kịp thời có phương án xử lý.

     2.     Thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt các mẹ có thể sử dụng cho bé khi bé sốt ở mức nhẹ. Paracetamol là loại thuốc phổ biến không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình. Thuốc này cũng có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên nén, thuốc bột. Tùy từng độ tuổi của các bé mà phụ huynh sử dụng thuốc dạng nào cho phù hợp.
     3.      Miếng dán hạ sốt
Miếng hạ sốt có thể dùng cho bé khi bị sốt trên 38 độ C. Khả năng làm mát của miếng hạ sốt thấp hơn thuốc uống trực tiếp, tuy nhiên miếng hạ sốt còn có tác dụng trị vết thương cho bé.
Nếu bé bị ngã đến sưng và thâm tím da, mẹ có thể  dùng miếng dán miếng hạ sốt dán đắp lên chỗ bị ngã. Phần gel lạnh sẽ làm co mạch máu mà không khiến bé khó chịu. Tuyệt đối không bôi dầu gió khi bé ngã sưng tím da. Nếu bôi dầu gió và xoa bóp, tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, chỗ sưng không giảm.  Một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng chảy máu liên tục.
4.   Muối biển sinh lý (NaCl 9%)
Muối biển sinh lý có rất nhiều tác dung: vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ... và có thể lau vết chầy xước khi bé bị ngã.
5.   Thuốc chống hăm
Thuốc chống hăm là loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình nhằm giúp trẻ chống hăm do đóng bỉm, tã.
Hiện nay một số loại thuốc chống hăm được các mẹ tin tưởng sử dụng như:
- Thuốc tím: Pha mỗi gói nhỏ với 2 lít nước sạch rửa vùng da hăm, thấm khô.
- Xanh methylen, Betadine: Sau khi vệ sinh và lau khô vùng da hăm, lấy tăm bông chấm thuốc bôi vào đó chỗ hăm.
- Thuốc mỡ Bepanthen (Dexpanthenol): Mỗi ngày bôi 2 lần một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị hăm sau khi đã rửa sạch và thấm khô.
Trên đây là 5 loại thuốc, dụng cụ y tế các bậc phụ huynh nên trang bị trong tủ thuốc gia đình. Hãy chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét